tro coi tam linh Cách
này thường thì những ngày sáng trăng đều thực hiện được, dụng cụ cũng
chẳng có gì phức tạp: 1 cái bàn, 2 cái ghế, 1 cây nến và 1 ít bánh (bông
lan, bánh men….). Vào
lúc 1h đêm, vì chỉ có giờ đó mới an toàn cho chúng ta “chơi”. Như mọi
người đã biết, cửa địa ngục mở lúc 12h nhưng phải đến một tiếng sau (tức
1h) thì âm khí mới tích tụ đủ. Đặt
bàn giữa sân, 2 cái ghế để đối diện (bạn ngồi 1 bên), xếp bánh thành
vòng tròn và đặt cây nến ở giữa, thấp sáng…nhấm mắt lại và bắt
đầu…ca…happy birthday to you….(bài happy birthday)…. Happy….birthday to
you…! Bạn phải ca chậm rãi bài này đúng 3 lần, không được mở mắt ra khi
ca…và đây là tôi khi ca: “Khi
tôi ca lần đầu, mọi chuyện vẫn bình thường, nhưng đến lần thứ 2 mọi
chuyện lại xẩy ra theo một chiều hướng khác…gió nhè nhẹ thổi qua mang
tai kiến tôi sởn gai óc…mạch máu trong tôi như bị thu hẹp lại..tay tôi
bắt đầu rung lên…chân đã không kiềm chế được nữa. Đến lần 3….miệng tôi
dường như đang tự nhép theo ai đó…một người ngồi đối diện chăng!?...tôi
cảm thấy choáng và muốn ngủ đi…nhưng không…tôi không thể ngủ…cố lấy hết
can đảm và…mở mắt ra….” Lưu
ý: đã bắt đầu nếu muốn kết thúc bạn phải nhắm mắt lại nói “tiệc tàn
rồi, về thôi” nếu không vào mỗi tối…chính cái ghế đó…bạn sẽ lại nghe bài
happy birthday đấy!
Từ
7h tối đến trước 12h là thời gian của các cô hồ dạ quỷ, các vong linh
bơ vơ lưu lạc tên dương gian mà không đầu thai được. Còn từ 12h đến
trước 5h là lúc cửa địa ngục mở để các hồn mà từ dưới lên, lúc này có âm
binh bảo vệ nên chúng ta sẽ không bị…gọi môn na là “ám”. 5h sáng chính
là lúc chuông cung phu gọi quỷ về và đóng cửa địa ngục.
2 .Bế em bé:
Bạn
nào là fan của blogtruyện ắc hẳn đã học qua “Fuan No Tane - Hạt giống
của sự bất an” trong đó có 1 truyện ngắn cảnh cô y tá bế 1 đứa bé trong
phòng hộ sinh… Từ
7h đến trước 12h bạn bế đứa bé đi dạo công viên (tốt nhất là những nơi
gần bệnh viện, nơi đường giao nhau, các ngã tư hay các sân bãi có đu
quay, cầu trược….) chỉ đơn giản là bế đứa bé một mình tại một nơi vắng
vẻ, đi đi lại lại thôi nhưng….cũng có thứ để bạn xem đấy….nhưng hãy nghe
theo “Fuan No Tane” nhé…bình tĩnh, xem như không thấy gì và chậm rãi
rời khỏi đó…! Bạn
đang nghĩ tôi copy ý tưởng này từ truyện, nhưng thật ra truyện trên
copy ý tưởng của ta thì đúng hơn. Chuyện này đã xảy ra ở 1 bệnh viện tại
Sài Gòn năm 1967 (xin dấu tên bệnh viện, mà nó cũng đã bị đập rồi) và
một cô y tá VNCH đã chứng kiến!.
3 .Đêm trước ngày giổ:
Trước tiên các cậu hãy xem bảng tiết trời dưới đây: Theo
sách cổ truyền, thì cứ hàng năm đều có 24 tiết khí để chia cho 12
tháng, cứ mỗi tiết khí của trời đất được chia làm 15 ngày và cũng do đó
mà người ta phân định như sau:
Tháng Giêng nhằm tiết Lập Xuân - Vũ Thủy Tháng 2 - Kinh Trập - Xuân Phân Tháng 3 - Thanh Minh - Cốc Vũ Tháng 4 - Lập Thu - Tiểu Mão Tháng 5 - Mão Chưởng - Hạ Trí Tháng 6 - Tiểu Thử - Đại Thử Tháng 7 - Lập Thu - Xử Thử Tháng 8 - Bạch Lộ - Thu Phân Tháng 9 - Hàn Lộ - Sương Giáng Tháng 10 - Lập Đông - Tiểu Tuyết Tháng 11 - Đài Tuyết - Đông Chí Tháng Chạp - Tiểu Hàn - Đại Hàn.
Lần
này do “chơi” với ma nhà nên các cậu phải chọn những đám giổ trùng vào
giữa các tiết Thanh Minh – Cốc Vũ, Mão Chưởng – Hạ Trí, Lập Thu – Xử
Thử, Hàn Lộ - Sương Giáng, Đài Tuyết – Đông Chí. Tức là vào các ngày từ
10 đến 20 của các tháng 3, 5, 7, 9, 11 (âm Lịch). Người
Việt chúng ta có truyền thống thờ phụng ông bà Tổ tiên đã mất, bởi tin
rằng ở “thế giới bên kia” người thân vẫn sẽ biết và phù hộ cho con cháu.
Vì thế mà ngày giổ được hình thành để tưởng nhớ Tổ tiên. Đám
giổ diễn ra trong hai ngày. Ví dụ, nếu một người chết vào thứ 3 thì
ngày giổ sẽ là chiều thứ 2 (cúng các món mặn) và ngày thứ 3 (cúng các
món chay *). Trò này phải chơi vào ngày thứ 2, tức là buổi tối trước
ngày người quá cố mất.
A. Trò thứ nhất:
Thường
thì món chính trong các đám giổ là gà vịt. khi xem người lớn cắt tiết
chúng ta thường thấy họ cởi trói cho gà và đọc lẩm bẩm trong miệng cái
gì đó (cụ thể là mấy câu đại loại: “đầu thai kiếp sau…”, “đừng làm gà
vịt…”). Hành động cửi trói là để cho nó được “đi” chứ không quanh quẩn
tại đây nữa. Các
cậu phải trói chặt con gà để cắt tiết và nhớ là không cầu nguyện gì đấy
nhé. Chỉ vậy thôi, sau ngày giổ mang 1 tô cơm ra ngay chổ cắt tiết gà
rồi để qua một đêm. Dù bạn làm bất cứ cách nào thì đến sáng cơm vẫn sẽ
bị ôi (thiu) cho xem. Có
người cho rằng linh hồn của những con vật đã ăn nên cơm bị ôi, có người
thì lại nghĩ đó là hiện tượng hiển nhiên, cơm qua đêm à ôi. Còn cậu,
cậu nghĩ sao, làm đi rồi hãy nghĩ!
B. Trò thứ hai:
Cầm
tấm ảnh chụp chân dung của người quá cố đến một góc khuất nào đó
(tolet, phòng ngủ…) sau đó bôi sáp đèn cầy lên ảnh rùi….nhìn chầm chầm
vào đó khoảng 5 – 10 phút và….nói cho tôi biết bạn đã thấy gì!
C. Trò thứ 3:
Vào
đêm đó, chờ cho mọi người trong nhà ngủ say (hay chí ít chỉ còn vài
người thức) cậu lấy bộ đồ của người quá cố từng mặc mặc thử và xem đồng
hồ mấy giờ…cho đến khi mọi người đến hỏi cậu về những chiệc liên quan
đến người quá cố, cậu hãy 1 lần nữa xem đồng hồ và cố nhớ lại, trong
khoảng thời gian từ lúc mặc đồ đến khi được hỏi cậu đã làm gì…đừng cố
gắng vô ích, cậu sẽ không nhớ gì….vì khi đó cơ thể cậu đã thuộc về một
người khác!.
*
Theo nhân gian, ngày trước khi người quá cố nhất sẽ cúng mặn và ngày
hôm sau sẽ cúng chay, bởi họ hi vọng nếu ăn chay linh ồn sẽ trở về với
đức Phật (thiên đàng, Chúa…). * Ăn chay, nói chính xác hơn là ăn trai (trai giới) nhưng do cách phát âm mà ta đọc trai thành chay.
4 .Không dễ để thấy được “họ“:
Tớ
đã mất 5 đêm để thực hiện cách này, và cứ mỗi ngày trôi qua tớ lại mong
được gặp “họ”, nhưng đến lúc này tớ ước gì mình chưa bao giờ dại dột
làm điều này.
Sách
nói cơ thể con người cũng giống như âm dương, ngũ hành; người sống có
phân nữa là dương, nữa còn lại là âm. Dương khí chiếm phần áp đảo để con
người có thể tồn tại, đối với người đã chết thì dương khí nguội lạnh
dần và từ từ nhường chỗ cho cõi âm. Vì
thế, nếu muốn gặp “họ” thì trước hết phải tìm cách làm cho âm khí trong
người lấn áp phần dương; có nhiều cách để làm điều này và tớ đã thực
hiện cách đơn giản nhất là “thức trắng một đêm, không uốn nước nóng và
không ăn những thứ làm từ đậu”.
Sau
khi đã thức trắng một đêm (mặc dù rất buồn ngủ) nhưng việc tiếp theo tớ
phải làm là chuẩn bị một cái lư hương (vật dùng để cấm nhan trên bàn
thờ) và chọn một giờ thích hợp. Như đã nói ở trên, 1h, 12h, 19h, 21h…là
thời gian tốt nhất. Nhưng do tớ đã thức một đêm rồi nên “không có cửa”
chờ đến 1h sáng ngày mốt được (giờ chí âm) đành phải làm lúc 12h trưa
ngày hôm sau. Tớ
ngồi dưới một góc cây gần khu nghĩa địa sau nhà. Thấp một cây nhan vào
lư hương để trước mặt và chờ đợi.Có lẽ thời gian một giờ ngồi đó là
khoảng thời gian dài nhất cuộc đời mình, dài hơn cả hai tiết bài giản
môn lịch sử trong lớp học.
Cứ
thế, sau 12h trưa hàng ngày (tớ ngồi đến 1h), tớ lại trở về ngủ với hai
bàn tay trắng, rồi đến 7h tối tớ lại phải thức đến 12h trưa hôm sau
để….tiếp tục công việc ngồi chờ!
Thật
dại khi thực hiện mà không xem kỉ khả năng thành công của cách này,
trước đây đã có người thử làm cả tuần lễ nhưng vẫn trơ mắt ếch không
thấy gì, vậy mà nay tớ lại cán lên vết bánh xe của họ. Chờ 1 ngày, 2
ngày…thức 2 rồi tới 3 đêm…trời ơi, cho con gặp điều con muốn thấy. Từ một trò chơi kinh dị bổng chốc đã biến thành trò cười. Nhưng
đã lỡ chui vào hầm nếu không muốn bị xe lửa cán thì đành phải đi tiếp,
biết đâu sẽ có ánh sáng cuối đường hầm. Thế là tớ kiên trì thức đến đêm
thứ tư…giờ đây nhìn vào gương…mặt tớ xấu còn hơn ma, ghê rợn hơn quỉ,
mắt thâm đen, môi khô nứt, má đầy mụn…oh my Chúa, ánh sáng cuối đường
hầm chính là ánh đèn xe lửa.
Không
biết động lực nào đã thúc đẩy tớ đến đêm thứ 5, có lẽ đồng hồ sinh học
của tớ đã điều chỉnh lại như vậy rồi. Nhưng kết quả cũng chẳng được gì,
cả ngày hôm đó tớ chỉ gặp đúng một ông già lạ hoắc lạ quơ từ đâu lụm cụm
đi tới hỏi han đủ điều, sau đó còn cười nhạt phán một câu lạnh rờn:
“nửa đêm nửa hôm bưng cả mâm đồ ăn ra đây ăn vụn hả mậy”…
Cha
mợ ơi, trời nắng chang chang 12h trưa mà lão nói là nữa đêm, còn cái gì
mà mâm với chả đồ ăn trong khi trước mặt tớ chỉ là một cây nhan đang
cháy. Rứa,
lúc đó buồn ngủ quá nên không để ý lời lão nói. Sau khi về nhà cơm nước
một bụng, lúc đang tắm nước nóng (lúc này tớ đã bỏ cuộc nên tắm nước
nóng) chợt nhớ đến những lời lão nói mà ngở như đang tạt nước lạnh vào
người…..lạnh run!
5. Cầu cơ Nhắc
đến ma quỷ ắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến cầu cơ. Không phải ngẩu nhiên mà
cầu cơ đã trở thành “phương thức giao tiếp” thông dụng nhất trên thế
giới. Người chết có khả năng biết được những chuyện mà người sống không
biết, nhưng họ không thể giao tiếp trực tiếp với chúng ta mà phải thông
qua những hiện tượng lạ chẳng hạn như một chiếc cốc tự dưng lật đổ, một
mảnh giấy bốc cháy trên bàn hay những con số ẩn hiện bí ẩn. Tuy nhiên
không phải ai cũng nhận ra và hiểu được ý nghĩa của chúng cho nên cầu cơ
mới được sử dụng để giải đáp cho mọi thắc mắc mang ý nghĩa tâm linh của
con người. Dù
là có hơn chục cách nhưng việc sử dụng bàn số để cầu cơ vẫn được đa số
người dùng bởi sự ‘chính xác’ và ‘tiện lợi’ của nó. Bàn số thường là một
tấm váng vuông hoặc tròn được làm từ gổ quan tài nhặt được ở nghĩa địa.
Trên bàn số có khắc hoặc vẽ các chữ số từ 0 đến 9 và bảng chữ cái. Để thêm phần linh thiên, người ta nhúng bàn số vào nước bên trong các ngôi mộ vừa lấy cốt hoặc đã qua cúng vái bài bản.
Đi
kèm với bàn số là một “con mắt”,nó có hình dạng như một chiếc vòng, khi
người cầm đưa đến vị trí nào thì đó là ý người chết muốn nói. Tôi
may mắn được tham gia cầu cơ cùng một số con đề trong xóm, những người
này đi “xin số” để mua lô đề. Tuy có hơi e dè nhưng tôi cũng quyết đi
theo để xem thực hư thế nào. 1h
sáng một ngày tháng 2 năm 2011, tôi cùng với bốn con đề leo rào vào
nghĩa trang liệt sỹ thị xã, sau một hồi lây huây tìm chỗ cuối cùng chúng
tôi cũng đã đến được phần mộ số 152, khá vắng vẻ và tránh xa mọi sự dòm
ngó (mà ở cái nơi này thì chổ nào mà chả vắng vẻ). Bốn người họ ngồi
xoay quanh bàn số và một cây nến thấp ở giữa. Tuy là người yêu thích
khoa học thần bí nhưng tôi cũng phải lạnh gấy khi nhìn thấy cảnh này,
dưới ngọn nến lập lòe một người bắt đầu cầu vái lẩm bẩm (theo họ thì mỗi
người có một cách vái riêng và không thể nói cho người khác biết), y
vừa lẩm bẩm vừa nói tên tuổi của mình rồi 3 người kia cũng nói theo. Sở
dĩ có đến 4 người tham gia là xem ai hạp tuổi với người chết để họ nhập
vào. Được một lúc, con đề ngồi đối diện với tôi bổng dưng đưa hai tay
lên cầm lấy cây nến trong khi mắt vẫn đang nhấm. Một người hỏi: - Là nam hay nữ? Người cầm nến từ từ đánh một vòng tròn quanh bàn số rồi đặt cây nến ngay chữ ‘N’ rồi ‘A’ và ‘M’. Tiếp đó họ hỏi: - Bao nhiêu tuổi? - ‘2’ ‘6’. - Anh giúp chúng tôi được không? - ‘D’ ‘U’ ‘O’ ‘C’. - Vậy anh hãy thoát khỏi xác người này! - ‘K’ ‘H’ ‘O’ ‘N’ ‘G’ ‘D’ ‘U’… Chưa
đợi người cầm nến chỉ xong một con đề đã cầm chén máu chó tạt vào mặt
người này, anh ta buông nến ra và ngửa ra sau bất tỉnh. Liền đó họ thấp
nhan khấn vái rồi dọn đồ về.Trong
dân gian lên đồng cũng được xem là một dạng của cầu cơ và tùy vào mục
đích mà người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau.