Bài 17: DOM CSS trong Javascript
Tiếp tục serie học CSS căn bản thì trong bài thứ 17 này chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu thêm một thành phần của DOM nữa đó là DOM dùng để xử lý CSS. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thao tác thay đổi CSS bằng javascript, xử lý các hiệu ứng để làm website động ở client (DHTML).
1. Thay đổi CSS bằng Javascript
Style bản chất nó cũng là một thuộc tính của các thẻ HTML nhưng bạn không thể sử dụng DOM HTML để thiết lập hay xóa bỏ CSS được mà phải thông qua một đối tượng biệt khác đó là style.
Đối tượng style này sẽ chứa tất cả các thuộc tính của CSS và chúng ta sẽ dễ dàng thao tác với chúng bằng cú pháp riêng, và như thường lệ chúng ta có hai thao tác chính đó là thiết lập CSS và lấy giá trị CSS hiện tại.
Cú pháp thiết lập CSS bằng Javascript:
document.getElementById("object").style.cssName = 'something';
Cú pháp lấy giá trị CSS bằng Javascript:
var value = document.getElementById("object").style.cssName;
Trường hợp thuộc tính có dấu gạch ngang như: font-size, line-height, margin-bottom thì thuộc tính đó trong style sẽ có tên là fontSize, lineHeight, marginBottom ,nghĩa là sẽ bỏ đi dấu gạch ngang và viết hoa ký tự đầu tiên của chữ thứ hai.
document.getElementById("object").style.fontSize = 'something'; document.getElementById("object").style.lineHeight = 'something'; document.getElementById("object").style.marginBottom = 'something';<br /> <br />
Lưu ý rằng có những thuộc tính nếu bạn chưa thiết lập CSS cho nó thì khi bạn lấy giá trị sẽ là một giá trị rỗng.
2. Ví dụ thay đổi CSS bằng Javascript
Để rõ ràng và dễ hiểu thì chúng ta làm một ví dụ:
Để làm bài này thì chúng ta phải sử dụng sự kiện trong javascript đó là onclick, mỗi khi click vào mỗi button sẽ giải quyết một vấn đề của bài toán.
Các bước thực hiện:
- Tạo 4 functions thực hiện 4 nhiệm vụ như đề bài yêu cầu
- Gán mỗi function vào sự kiện onclick của mỗi button
Bài giải: XEM DEMO
<html> <body> <script language="javascript"> function change_background() { document.getElementById("message").style.background = 'red'; } function change_color() { document.getElementById("message").style.color = 'blue'; } function change_height() { document.getElementById("message").style.height = '500px'; } function change_font_size() { document.getElementById("message").style.fontSize = '500px'; } </script> <div id="message"> Chào mừng các bạn đến với freetuts.net </div> <input type="button" value="Change backgroud" onclick="change_background()"/> <input type="button" value="Change color" onclick="change_color()"/> <input type="button" value="Change height" onclick="change_height()"/> <input type="button" value="Change fontsize" onclick="change_font_size()"/> </body> </html>
Với bài này bạn cần phải sử dụng thêm DOM Element để lấy giá trị của các ô input, đồng thời sử dụng DOM HTML để thay đổi nội dung của message và sử dụng DOM CSS để thay đổi màu sắc.
Bài giải: XEM DEMO
<html> <body> <script language="javascript"> function validate() { // Lấy giá trị input var username = document.getElementById("username").value; var password = document.getElementById("password").value; // Lấy đối tượng message var message = document.getElementById("message"); // Validate if (username == "" || password == ""){ message.innerHTML = "Bạn chưa nhập đầy đủ thông tin!"; message.style.color = "red"; } else{ message.innerHTML = "Chúc mừng ban, validate thành công!"; message.style.color = "blue"; } } </script> Username: <input type="text" value="" id="username" /> <br/> Username: <input type="password" value="" id="password" /> <br/> <div id="message"></div> <input type="button" value="Login" onclick="validate()"/> </body> </html>
3. Lời kết
Những bài toán dạng như thế này thì chúng ta hay gọi là DHTML, nghĩa là HTML động có các hiệu ứng thay đổi giao diện bằng cách sử dụng Javascript kết hợp với giá trị CSS của HTML. Tất cả các thuộc tính của CSS được lưu trong đối tượng style (có thể gọi là thuộc tính style) của đối tượng HTML nên bạn tránh ghi nhầm bỏ đi chữ style nhé.
Có một điểm lưu ý trong bài này mình muốn nhắc lại trước khi nhảy qua bài tiếp là tên của thuộc tính nếu có dấu gạch ngang thì bạn phải bỏ dấu gạch ngang, đồng thời viết hoa từ chữ thứ hai nhé, ví dụ fontSize, lineHeight, ... Còn những thuộc tính khác thì tên của nó viết bình thường.