Old school Easter eggs.
khai dai nhan







phần mềm hỗ trợđổi tone onlinecảm âm sáobẩn bựa hội

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WAP,
MÌNH LÀ" BẨN BỰA BOY" CÁC BẠN LÊN YOUTUBE TÌM MÌNH VỚI TỪ KHOÁ "BẨN BỰA BOY" HOẶC CLICK VÀO
nhớ supcribe kênh của mình nha , mình sẽ liên tục cập nhật những beat sáo c5 và những bản sáo hay nhất cho các bạn
fanpage: cảm âm sáo trúc vũ gia
mua sáo trúc liên hệ : 01635618531

Bài 11: Các hàm xử lý mảng trong javascript

Việc xử lý mảng trong javascript đóng vai trò rất quan trọng vì nó được sử dụng khá nhiều trong thực tế.  Chính vì vậy việc biết một số hàm xử lý mảng thông dụng trong javascript sẽ giúp bạn dễ dàng học cũng như tìm hiểu javascript hơn.

Mảng thực chất cũng là một Object (đối tượng) nên thực chất các hàm mà ta hay gọi chính là các phương thức (method) của đối tượng mảng, vì vậy bạn đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhé. Trong nội dung bài này mình sẽ gọi là các hàm xử lý mảng để tiện cho việc diễn giải hơn.

1. Danh sách các hàm xử lý mảng trong javascript

Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số hàm có sẵn trong javascript được tích hợp vào array object, chính vì nó chỉ dùng trong array object nên nếu bạn dùng với kiểu dữ liệu khác sẽ bị sai đấy nhé.

Hàm array.valueOf()

Hàm này có tác dụng tương tự như hàm array.join() mà ta đã học ở bài trước, có nghĩa là nó sẽ nối các phần tử với nhau vào một chuỗi cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.push()

Hàm thêm một phần tử vào cuối mảng.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

// in mảng
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Thêm và in
mang.push("Miễn phí");
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.pop()

Ngược với hàm array.push(), hàm này có tác dụng xóa đi phần tử cuối cùng trong mảng.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

// in mảng
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Thêm và in
mang.pop();
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.shift()

Hàm xóa phần tử đầu tiên của mảng, sau đó dồn các phần tử phía sau xuống một bậc.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

// in mảng
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Thêm và in
mang.shift();
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.unshift()

Thêm một phần tử vào vị trí đầu tiên của mảng, đồng thời đẩy các phẩn từ phía sau lên một bậc.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

// in mảng
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Thêm và in
mang.unshift("Chào Mừng");
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.splice()

Hàm splice() có ba tham số truyền vào như sau: splice(position_add, num_element_remove, value1, value2, ...).

Trong đó:

  • position_add là vị trí sẽ thêm (vị trí đầu tiên là 0)
  • num_element_remove là số phần tử sẽ xóa (bắt đầu từ position_add)
  • value1, value2, .. là danh sách các phần tử sẽ được thêm vào sau khi tại vị trí position_add và sau khi remove num_element_remove phần tử.

Ví dụ 1: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

mang.splice(1, 2, 'PHP', 'căn bản ');
document.write(mang.valueOf());

Trong ví dụ này thì:

  • Vị trí thêm là số 1 (phần tử có giá trị là "lập")
  • Xóa 2 phần tử liên tiếp từ vị trí 1 (xóa phần tử "lập" và "trình")
  • Thêm hai phần tử "php" và "căn bản" vào

Cuối cùng ta có được một mảng gồm ["Học", "php", "căn bản", "tại", "freetuts.net"].

Ví dụ 2: XEM DEMO

Trong ví dụ này ta sẽ không thêm phần tử nữa mà sẽ lợi dụng hàm này để xóa đi một số phần tử.

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];
// xóa phần tử "lập" và "trình"
mang.splice(1, 2);
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.sort()

Hàm này dùng để sắp xếp các phần tử trong mảng theo thứ tự chữ cái alpha.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Sắp xếp lại
mang.sort();
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.reverse()

Hàm đảo ngược các phẩn tử lại. Vị trí đầu sẽ được chuyển xuống cuối mảng và vị trí cuối mảng sẽ được chuyển lên đầu mảng.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];
document.write(mang.valueOf());
document.write('<br/>');

// Đảo ngược vị trí của các phần tử
mang.reverse();
document.write(mang.valueOf());

Hàm array.concat()

Hàm dùng để nối hai mảng với nhau và trả về một mảng gồm tổng số phần tử của hai mảng đó.

Ví dụ: XEM DEMO

var mang1 = ["Học", "lập", "trình"];<br>var mang2 = ["tại", "freetuts.net"];<br><br>// Nối mảng<br>var mang_con = mang1.concat(mang2);<br>document.write(mang_con.valueOf());

Hàm array.slice()

Hàm dùng để lấy một số phần tử con trong mảng. Có hai tham số truyền vào như sau: slice(start, end).

Trong đó:

  • start: là vị trí bắt đầu 
  • end: là vị trí kết thúc 

Lưu ý: Để dễ hiểu thì start sẽ phần tử đầu tiên là 0 và end sẽ tính phần tử đầu tiên là 1. Chính vì vậy bạn sẽ phải cộng thêm 1 ở end thì mới lấy đúng phần tử mong muốn

Ví dụ: XEM DEMO

var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

// Lấy phần tử "tại" và "freetuts.net"
var mang_moi = mang.slice(3, 5);

// In ra thử
document.write(mang_moi.valueOf());

Trường hợp bạn muốn lấy từ vị trí nào đó đến cuối mảng thì bạn sẽ truyền một tham số thôi.

Ví dụ: XEM DEMO

<!DOCTYPE html>
<html>
    <body>
        <script language="javascript">
            var mang = ["Học", "lập", "trình", "tại", "freetuts.net"];

            // Lấy phần tử "tại" và "freetuts.net"
            var mang_moi = mang.slice(3);

            // In ra thử
            document.write(mang_moi.valueOf());
        </script>
    </body>
</html>

2. Lời kết

Trên là danh sách các hàm xử lý mảng trong javascript mà ta hay sử dụng nhất, vẫn còn khá nhiều hàm nên mình không thể liệt kê hết được. Sau này học nâng cao lên bạn có thể tự định nghĩa thêm các hàm riêng cho mình bằng cách sử dụng prototype. 

Nguồn: http://freetuts.net/cac-ham-xu-ly-mang-trong-javascript-289.html
Nguyễn Văn Cường
Nguyễn Văn Cường

Với sở thích viết tuts để học hỏi và chia sẽ kiến thức nên từng tham gia viết ở nhiều diễn đàn. Có thể code cả ngày mà quên ăn, đến lúc nhớ ra thì 2,3 tô không nhằm nhò gì. 25 tuổi có MỘT vợ MỘT con nên được gọi là tuổi trẻ tài cao =]]

Bạn có thể đăng câu hỏi cho bài viết tại trang hỏi đáp

game mien phi

số lượng khách truy cập
66
Tags :
cong dong a7 tlhp
Chào mừng tới ruolua.wap.sh -ruồi lửa